Hướng dẫn lắp đặt giàn phơi thông minh A-Z, có video
Hướng dẫn tự lắp đặt giàn phơi thông minh dễ hiểu và cực dễ thực hiện. Hướng dẫn chi tiết cho từng loại trần: lắp giàn phơi thông minh cho trần bê tông, trần mái tôn hay trần thạch cao. Nào! hãy cùng Vinadry khám phá từng bước thực hành cụ thể nhé.
Những dụng cụ cần chuẩn bị để lắp giàn phơi
Điều kiện tiên quyết để có thể tự lắp giàn phơi thông minh là bạn phải chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ sau:
+ Thước đo, bút màu
+ Khoan bê tông
+ Khoan vít
+ Búa đinh
Hướng dẫn lắp giàn phơi thông minh gắn trần
Giàn phơi thông minh gắn trần được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Thương hiệu giàn phơi gắn trần nổi tiếng nhất hiện nay là Hòa Phát star…. Ưu điểm của nó là có khả năng tích hợp không gian cực tốt, ngay cả những không gian nhỏ hẹp với diện tích chỉ hơn 1m2 cũng có thể lắp được loại giàn phơi này.
Về cơ bản, tất cả sản phẩm giàn phơi gắn trần của các thương hiệu đều có cấu tạo giống nhau, bao gồm các bộ phận chính:
+ Bộ tời (sử dụng để điều khiển giàn phơi)
+ Dẫn hướng, buli và dây cáp (đây là những bộ phận đóng vai trò chuyển động để nâng, hạ thanh phơi
+ Bộ phận cuối cùng là 2 thanh phơi – bộ phận trực tiếp phơi đồ
Biết qua về cấu tạo giàn phơi thông minh sẽ giúp bạn dễ hình dung hơn khi tham khảo hướng dẫn lắp đặt mà Vinadry sẽ trình bày dưới đây.
1. Hướng dẫn lắp đặt giàn phơi thông minh cho trần bê tông
Trước khi tham khảo cụ thể từng bước thực hiện, mời bạn xem video hướng dẫn lắp giàn phơi thông minh cho trần bê tông cụ thể ngay sau đây:
Bước 1: Đo đạc, chọn vị trí lắp đặt
Bước này cực quan trọng, đặc biệt với những ai chưa có kinh nghiệm lắp giàn phơi đồ thông minh. Tùy theo diện tích không gian bạn có thể chọn các vị trí lắp đặt tương ứng nhưng chúng tôi khuyến nghị bạn nên chọn vị trí lắp như sau:
+ Với bộ tời nên lắp ở vị trí cách mặt nền khoảng hơn 1m là tiện dụng nhất
Trường hợp trần rộng, lắp 2 thanh phơi song song: 4 buli được lắp thành 2 hàng song song trên trần, khoảng cách giữa 2 hàng này tối thiểu nên là 40 – 50cm, và cách tường ít nhất 20cm để khi phơi quần áo chúng không bị chạm nhau. 2 buli của mỗi hàng nên lắp cách nhau khoảng 2m. (Tất cả những khoảng cách này chỉ áp dụng trong điều kiện lắp đặt lý tưởng, tức là không gian phơi có độ rộng từ 80cm trở lên và chiều dài từ 2,2m trở lên).
+ Trong trường hợp lắp 2 thanh phơi thẳng hàng (thường áp dụng cho những không gian phơi hẹp ngang, có chiều dài lý tưởng) 4 buli sẽ được lắp thẳng hàng, nối tiếp trên trần, khoảng cách giữa 2 hàng buli vẫn khoảng 40cm, 2 buli của 1 hàng nên cách nhau 2m
Sau khi đã đo đạc bạn đánh dấu lại các vị trí sẽ lắp bằng bút màu để đảm bảo việc lắp đặt được thực hiện 1 cách chính xác nhất.
Bước 2: Cố định các bộ phận của bộ ròng rọc
+ Sử dụng khoan bê tông để khoan tại các vị trí lắp dẫn hướng, buli đã đánh dấu, bạn lưu ý kỹ phải đo trước khoảng cách 2 ốc vít có trên dẫn hướng, buli để khoan chính xác
+ Sử dụng búa, khoan vít để cố định dẫn hướng, buli trên tường, trần
Bước 3: Đi dây cáp
Đi đây cáp giàn phơi là việc phức tạp và đòi hỏi kỹ thuật nhất trong các công đoạn lắp đặt. Để thực hiện việc này bạn gập đôi mỗi sợi cáp đi theo giàn phơi, sau đó lần lượt luồn cáp qua các bánh xe quay của dẫn hướng, buli. Khi kết thúc việc đi cáp qua 1 buli bạn nhớ lắp bút áp trang trí buli trên trần.
2 đầu mỗi sợi cáp sẽ được nối sẵn vào 2 đai ống để sẵn sàng lắp thanh phơi.
Bước 4: Cố định bộ tời giàn phơi, nối cáp
Sử dụng khoan bê tông, khoan vít cố định bộ tời giàn phơi trên tường. Tiếp theo, tiến hành quay tay quay ngược chiều kim đồng hồ để nhả dây cáp có trong bộ tời ra, nối cáp trong bộ tời với phần lưng cáp giàn phơi tạo thành 1 hệ thống ròng rọc thống nhất
Bước 5: Lắp thanh phơi
Lắp thanh phơi vào 2 đai ống chờ sẵn. Để trong quá trình phơi thanh phơi không bị xê dịch, chúng ta thực hiện cố định đai ống vào thanh phơi bằng chiếc ốc vít nho nhỏ.
Chỉ những bước đơn giản như vậy thôi bạn đã hoàn thành việc lắp đặt giàn phơi cho gia đình mình rồi. Nếu không gian phơi của gia đình bạn không phải là trần bê tông bạn hãy kéo xuống dưới để tham khảo thêm cách lắp đặt giàn phơi cho các loại trần khác nhé.
2. Hướng dẫn lắp giàn phơi cho trần thạch cao
Trần thạch cao là trần giả, do đó khi lắp giàn phơi cho loại trần này cần tính toán kỹ lưỡng hơn. Thông thường có 2 cách lắp giàn phơi trên trần thạch cao: lắp đặt trực tiếp và lắp đặt gián tiếp.
2.1. Cách lắp giàn phơi trực tiếp trên trần thạch cao
Để lắp giàn phơi thông minh trực tiếp yêu cầu bắt buộc là bạn phải dò được hệ khung, xương trần thạch cao bằng cách sử dụng nam châm dò phía bên ngoài. Ở vị trí nào xác định có khung xương, sử dụng bút đánh dấu lại.
Các bước lắp đặt giàn phơi thông minh cho trần thạch cao trực tiếp được thực hiện như việc lắp giàn phơi cho trần bê tông. Tuy nhiên điểm khác ở đây là chúng ta không phải sử dụng khoan bê tông để khoan trước trên trần mà sẽ dùng khoan vít cố định trực tiếp các buli vào mái trần.
Xem video hướng dẫn lắp giàn phơi Vinadry trực tiếp trên trần thạch cao
Tuy nhiên do trần thạch cao chỉ có 1 giới hạn chịu lực nhất định nên nếu lắp giàn phơi trực tiếp lên hệ khung xương của trần bạn phải lưu ý chỉ phơi đồ trong giới hạn cho phép, không nên phơi đồ nặng.
2. 2. Cách lắp gián tiếp qua hệ khung chịu lực
Cách lắp giàn phơi gián tiếp được sử dụng phổ biến hơn. Vừa đảm bảo sức chịu tải lại đảm bảo không phá vỡ kết cấu trần.
Để lắp đặt giàn phơi theo cách này bạn cần thực hiện các bước như sau:
– Bước 1: Cố định thanh sắt chịu lực
Đo độ rộng của mái trần để cắt các thanh chịu lực với độ rộng tương ứng. Thanh chịu lực bạn có thể sử dụng thanh thép hộp thông thường, hoặc nếu yêu cầu cao hơn về tính thẩm mỹ bạn có thể mua thanh inox.
– Bước 2: Đo đạc, đánh dấu vị trí lắp giàn phơi
Bộ tời và dẫn hướng được đánh dấu để lắp trên tường với khoảng cách như lắp tại trần bê tông. Riêng 4 buli đơn sẽ được đánh dấu vị trí lắp trên 2 thanh chịu lực, vẫn với nguyên tắc: 2 hàng buli cách nhau tối thiểu 40cm, cách đều 2 đầu thanh chịu lực tối thiểu 20cm
– Bước 3: Tiền hành lắp đặt các bộ phận ròng rọc
Ở bước này chúng ta sẽ lắp 4 buli đơn trực tiếp vào 2 thanh chịu lực, sau đó cố định 2 thanh chịu lực vào 2 bên tường của mái trần. Cố định dẫn hướng vào vị trí đã đánh dấu
– Bước 4 Tiến hành đi dây cáp như việc đi cáp trên trần bê tông
– Bước 5: Lắp bộ tời, nối cáp và thanh phơi giống như các bước thực hiện trên trần bê tông.
3. Lắp đặt giàn phơi thông minh cho trần mái tôn, mái kính
Lắp giàn phơi trên trần mái tôn, mái kính không có gì phức tạp. Tuy nhiên chúng ta phải xem xét “địa hình trần” cao hay thấp, hệ khung chịu lực có chắc chắn hay không trước khi tính đến phương án lắp đặt.
Với trần mái kính đa số có hệ khung chịu lực rất chắc chắn nên chỉ cần tiến hành các bước lắp đặt như trần bê tông. Các dẫn hướng, buli được cố định trực tiếp trên hệ khung có sẵn. Còn với trần mái tôn thì cần căn cứ theo từng loại cụ thể.
Nếu trần mái tôn quá cao hoặc hệ khung chịu lực nhỏ, có khoảng cách quá xa chúng ta sẽ không thể tiến hành lắp ngay được mà sẽ phải tính toán để cố định thêm thanh chịu lực ở những vị trí phù hợp trước khi lắp giàn phơi. Tuy nhiên những trường hợp như này khá hiếm. Thông thường trần mái tôn ở các sân phơi thường có độ cao vừa phải với hệ khung chịu lực chắc chắn nên chúng ta có thể lắp đặt trực tiếp theo các bước sau:
Xem video hướng dẫn lắp giàn phơi thông minh cho trần mái tôn của Vinadry
Bước đầu tiên vẫn phải đo đạc để chọn vị trí lắp đặt
Với những sân phơi có tường bao xung quanh có thể chọn lắp bộ tời trên tường, còn các vị trí lắp dẫn hướng, buli được đánh dấu trên các thanh chịu lực của trần mái tôn. Còn trong trường hợp không có tường bao, bạn có thể đánh dấu vị trí lắp bộ tời trực tiếp trên những trụ cột đứng của mái trần.
Bước 2: Cố định các bộ phận của ròng rọc
Lúc này chỉ cần dùng khoan vít cố định dẫn hướng, buli vào hệ khung thép chịu lực mà không cần sử dụng khoan bê tông như lắp trên trần bê tông nữa
Các bước còn lại như đi dây cáp, cố định bộ tời, lắp thanh phơi được thực hiện tương tự như việc lắp giàn phơi cho trần bê tông.
Bạn thấy đấy việc lắp 1 hệ thống giàn phơi thông minh gắn trần cũng không quá khó khăn đúng không. Nếu bạn chịu khó tham khảo kỹ và chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết chắc chắn bạn sẽ lắp được, chỉ là vấn đề thời gian sẽ không nhanh được như những đội thợ lắp giàn phơi chuyên nghiệp. Thông thường để lắp 1 bộ giàn phơi, tùy theo loại trần đội thợ của Vinadry sẽ mất từ 45 phút – 1 giờ đồng hồ. Nếu tự lắp giàn phơi có lẽ bạn sẽ mất từ 1 – 2 tiếng vì các thao tác chưa quen.
Hướng dẫn lắp giàn phơi thông minh gắn tường
Sau đây Vinadry sẽ hướng dẫn bạn lắp giàn phơi thông minh gắn tường. Đây là loại giàn phơi có kết cấu đơn giản chỉ gồm 2 bộ phận là chân giá chịu lực và thanh phơi. Do đó việc lắp đặt cực đơn giản, cực dễ.
Tuy nhiên nếu có ý định mua giàn phơi gắn tường về tự lắp đặt bạn cũng nên lưu ý xem xét đến không gian phơi nhà mình có đủ rộng không. Vì khi 3 thanh phơi kéo giãn hết cỡ sẽ có độ rộng khoảng 1m nên chắc chắn những vị trí như lô gia hay ban công nhỏ hẹp không phù hợp để lắp loại giàn phơi xếp ngang này.
Hướng dẫn lắp giàn phơi xếp ngang, gắn tường
Quy trình lắp giàn phơi gắn tường được thực hiện qua các bước như sau:
Bước 1: Đánh dấu vị trí lắp
Ở đây chính là những vị trí lắp 2 chân giá chịu lực. Bạn cần xác định xem mình muốn phơi ở độ cao bao nhiêu so với mặt đất. Thông thường độ cao chúng tôi khuyến nghị để lắp giàn phơi là khoảng 1.8 – 2m đảm bảo các thanh phơi không chạm đầu mà cũng không cao quá tầm với của người sử dụng.
Bạn cần đo khoảng cách 2 vị trí bắt bulong ở mỗi bên chân giá sau đó đánh dấu 2 vị trí lắp với khoảng cách tương ứng. Lưu ý khoảng cách lắp 2 chân giá nên vào khoảng 1.8m (Với loại thanh phơi 2m). Lưu ý: trên thị trường còn có những loại thanh phơi ngắn hơn như 1m, 1,5m với giá rẻ hơn nhưng chúng tôi khuyên bạn không nên mua. Bởi khả năng phơi đồ của nó rất thấp, tuổi thọ lại kém
Bước 2: Cố định 2 chân giá chịu lực của thanh phơi
Sử dụng khoan bê tông khoan tại 4 vị trí đánh dấu trên tường. Đóng bulong cố định chân giá vào các vị trí đó. Cuối cùng bạn sử dụng cờ lê nhỏ để xoáy chặt ốc ở bulong để cố định chắc chắn giàn phơi vào tường.
Bước 3: Lắp thanh phơi
Trên bộ chân giá đã có sẵn các đai ống nên bạn chỉ cần lắp thanh phơi vào là được. Để đảm bảo độ chắc chắn bạn nên dùng khoan vít để cố định đai ống vào thanh phơi
Lắp giàn phơi thông minh gắn trần khá nhanh và đơn giản ngay cả những người không chuyên cũng có thể thực hiện được. Thông thường lắp loại giàn phơi này bạn sẽ cần khoảng 30 phút.
Với hướng dẫn lắp giàn phơi quần áo thông minh vô cùng chi tiết như trên chắc chắn bạn sẽ tự lắp được 1 bộ giàn phơi cho gia đình mình. Tuy nhiên chúng tôi hiểu rằng không phải ai cũng có thời gian tự lắp đặt và không phải gia đình nào cũng có đủ các dụng cụ chuẩn bị như trên. Vì vậy, khi mua giàn phơi quần áo tại Vinadry tất cả các gia đình sẽ được Vinadry lắp đặt miễn phí.
Trên đây là hướng dẫn lắp giàn phơi thông minh chuẩn từ A – Z. Bài viết hướng dẫn đầy đủ các lắp từng loại giàn phơi và cho từng loại trần. Nếu có nhu cầu mua, lắp đặt giàn phơi hay cần tư vấn hãy liên hệ trực tiếp với Vinadry qua số Hotline 097.253.25.25 (24/7) để được hỗ trợ nhiệt tình nhất.