Bước vào hè, khi thời tiết oi bức nóng nực cũng là lúc nhiều gia đình quan tâm đến bạt che nắng mưa. Loại bạt này không chỉ có thể chắn nắng, cản nhiệt mà còn che mưa hiệu quả. Nếu gia đình bạn đang có nhu cầu làm bạt che nắng ban công và muốn tìm hiểu thêm nhiều thông tin chi tiết về sản phẩm, hãy dành chút thời gian tham khảo nội dung bài viết dưới đây.
Bạt che nắng mưa là gì?
Bạt che nắng mưa là sản phẩm ngày càng được các gia đình ưa chuộng sử dụng. Loại bạt này không chỉ có mẫu mã, thiết kế đẹp mà còn có độ bền cao, khả năng chắn nắng, cản mưa tốt. Bạt che nắng mưa có mẫu mã đa dạng, được sản xuất từ nhiều loại vải bạt khác nhau. Đương nhiên sự khác nhau về thiết kế, cấu tạo, chất liệu cũng sẽ dẫn đến sự khác biệt về giá cả. Tham khảo những thông tin được Vinadry giới thiệu dưới đây để được giải đáp tất cả những thắc mắc về loại bạt này nhé.
Phân loại bạt che nắng
Bạt che nắng hiện có rất nhiều loại, mời quý vị và các bạn tham khảo 1 số loại thông dụng.
1. Bạt che nắng quay tay
Có thể nói đây là loại bạt che nắng mưa “nguyên sơ” nhất. Loại bạt này có ưu điểm là mẫu mã đa dạng, thiết kế đẹp mắt, giá thành rẻ. Tuy nhiên nhược điểm của sản phẩm là phải dùng tay để quay nâng, hạ thanh phơi nên khá mất công sức, không tiện dụng. Vì vậy trên thực tế hiện nay không ai lắp loại bạt này nữa.
Cấu tạo của loại bạt này thường gồm các bộ phận như sau:
- Bạt: thường là bạt polyeste tráng nhựa PVC bên ngoài
- Trục cuốn Ø 63
- Thanh nhôm định hình bên dưới bạt
- Tay quay dùng để cuốn, hạ bạt lên xuống theo ý muốn
2. Bạt che nắng mưa tự cuốn
Đây là loại bạt che nắng đang được ưa chuộng nhất thị trường hiện nay. Loại bạt này sở hữu thiết kế đẹp, mẫu mã da dạng và cách sử dụng cực kỳ tiện lợi.
Cấu tạo của bạt chỉ có 4 bộ phận đơn giản
- Bạt là loại vải bạt polyeste tráng nhựa PVC 2 mặt hoặc bạt sợi cước thủy tinh tráng nhựa cao cấp
- Trục cuốn nhôm Ø 63 , bên trong có hệ thống lò xo hành trình khá tương đồng với cửa cuốn
- Thanh nhôm định hình ở dưới mép của bạt
- Dây neo được sử dụng để cố định bạt khi hạ xuống
Cách sử dụng loại bạt này vô cùng đơn giản. Người dùng chỉ cần cầm dây neo kéo bạt xuống thấp đến độ cao vừa tầm. Sau đó buộc dây neo vào 1 điểm cố định để bạt không bị cuốn lên. Khi không sử dụng chỉ cần cởi dây neo, bạt sẽ từ từ cuốn lên trên.
Bạt che nắng tự cuốn là loại được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Đa số các gia đình nhà phố, chung cư đều sẽ lắp loại bạt này để che nắng ngoài ban công.
3. Bạt che nắng điều khiển
Bạt che nắng điều khiển cũng có cấu tạo tương đối giống với bạt che nắng tự cuốn. Tuy nhiên người dùng sẽ không cần dùng tay kéo bạt. Thay vào đó chỉ cần dùng điều khiển từ xa để điều khiển nâng cao, hạ thấp cũng như dừng bạt ở độ cao nhất định.
4. Bạt che nắng dạng xếp
Bạt che nắng dạng xếp còn được gọi là mái xếp lượn sóng. Đây là loại bạt che nắng dùng cho không gian ngoài trời.
Cấu tạo bạt gồm 3 bộ phận như sau:
- Khung mái: có thể làm từ nhôm, inox hoặc sắt tùy theo độ rộng không gian
- Bạt được sản xuất từ chất liệu vải bạt tráng nhựa 2 mặt
- Dây kéo điều chỉnh bạt căng ra ngoài hoặc thu gọn vào trong (Với loại có điều khiển thì người dùng sẽ dùng điều khiển từ xa để kéo bạt hoặc xếp bạt)
5. Mái hiên di động
Đây là loại bạt che nắng được sử dụng cho không gian ngoài trời. Loại mái này có thể di chuyển kéo ra/vào linh hoạt theo ý muốn người sử dụng. Cấu tạo mái hiên gồm 3 bộ phận như sau:
- Hệ khung càng lò xo để đỡ bạt. Khung càng này có cấu trúc gấp có thể di chuyển ra, vào
- Phần vải bạt được sản xuất từ polyeste tráng nhựa đảm bảo chắn nắng, cản mưa 100%
- Tay quay để điều khiển bạt mở ra, thu gọn vào
Loại bạt này thường được các gia đình sử dụng che nắng trên sân thượng, trước mái hiên hay trước cửa các nhà hàng, quán cafe rất tiện lợi.
Chất liệu sản xuất bạt che nắng
Bạt che nắng mưa có bền hay không phụ thuộc rất nhiều vào chất liệu sản xuất sản phẩm. Vì vậy khi có nhu cầu làm bạt che nắng các gia đình cần tham khảo kỹ thông tin về chất liệu bạt. 1 số loại vải bạt hiện được sử dụng phổ biến để thi công bạt che nắng tự cuốn cũng như các loại bạt khác như sau:
1. Vải bạt Việt Nam
Loại bạt này khá mỏng nên khả năng cản nhiệt kém hơn các loại khác. Bạt gồm lớp: 1 lớp sợi bạt và 1 lớp nhựa PVC được tráng bên ngoài để chắn mưa.
2. Vải bạt nhập khẩu Đài Loan
Đây cũng là loại vải bạt có giá mềm. Bạt có 3 lớp: 2 lớp nhựa và 1 lớp vải bạt
3. Vải bạt nhập khẩu Hàn Quốc
Loại bạt này có chất lượng tốt: chắn nắng, chắn mưa hoàn hảo. Bạt có 4 lớp: 2 lớp sợi và 2 lớp tráng nhựa.
4. Vải bạt cước sợi thủy tinh cao cấp
Đây là loại vải bạt cao cấp nhất. Bạt che nắng sợi thủy tinh có công dụng cản nhiệt tốt hơn các loại vải bạt khác, đảm bảo không gian mát hơn, thoáng hơn.
Công dụng của bạt che nắng mưa
Không phải ngẫu nhiên bạt che nắng mưa lại trở thành mặt hàng hot được nhiều gia đình quan tâm. Sản phẩm này thực sự có rất nhiều công dụng.
1. Che nắng tuyệt đối
Bạt che nắng được làm từ vải bạt tráng nhựa nên có khả năng chắn nắng tốt, ngăn ngừa tia UV có hại. Vì vậy khi lắp bạt che nắng, toàn bộ không gian ban công sẽ được che chắn khỏi ánh nắng gay gắt của mùa hè.
Việt Nam thuộc khí hậu nhiệt đới nên cái nắng gay gắt của mùa hè trở thành nỗi kinh hoàng với các gia đình, đặc biệt là các gia đình có ban công hướng chính Tây hoặc chính Đông. Vì vậy đa số các gia đình đều có nhu cầu sử dụng bạt che nắng để chắn nắng giúp không gian thoáng, mát hơn.
2. Chắn mưa giúp không gian khô ráo
Các loại bạt che nắng đều được tráng nhựa bên ngoài nên sẽ chắn mưa tuyệt đối. 1 số mẫu bạt thoáng có lỗ li ti nhưng cũng không làm mưa hắt mà nước mưa sẽ chảy dọc theo bạt để đi xuống dưới,
Vì vậy các gia đình phơi đồ ngoài ban công hay để máy giặt ngoài ban công có thể lắp bạt che nắng để ngăn nước mưa không hắt vào bên trong.
3. Cản nhiệt, làm giảm nhiệt không gian trong mùa hè
Sử dụng bạt che nắng bạn sẽ thấy không gian của gia đình mát mẻ hơn, đỡ oi bức hơn. Bởi lẽ cái nắng gay gắt đã bị chặn từ bên ngoài, không thể ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt của gia đình. Không gian thoáng hơn, mát hơn cũng sẽ giúp bạn tốn được kha khá tiền điện cho điều hòa trong mùa hè oi bức.
4. Tính thẩm mỹ cao
Bạt che nắng ban công mẫu mã đẹp, sang trọng nên có thể sử dụng ngay cả ở mặt tiền. Sử dụng bạt che nắng không làm mất đi mỹ quan như các loại rèm che truyền thống.
5. Bảo vệ cửa gỗ, sơn tường
Cửa gỗ thường có giá trị rất lớn nhưng có thể bị cong vênh, nứt nẻ, bạc màu nếu thường xuyên bị tiếp xúc trực tiếp với nắng, mưa. Vì vậy lắp bạt che nắng ban công để bảo vệ cửa gỗ hay chống bạc màu sơn tường đang là lựa chọn của ngày càng nhiều gia đình.
6. Độ bền cao, tiết kiệm chi phí
So với phương pháp dùng rèm vải thông thường để che nắng thì bạt che nắng mưa ban công mang đến nhiều lợi ích tối ưu hơn nhiều.
Bạt che nắng có khả năng chịu lực tác động lớn, bền bỉ, không bị mục, rách, bạc màu nên các gia đình chỉ cần lắp 1 lần có thể sử dụng trong nhiều năm. Thêm vào đó bạt che nắng mưa không bị gió thổi bay phấp phới như rèm vải nên hiệu quả bảo vệ sẽ cao hơn.
Báo giá bạt che nắng ban công
Bạt che nắng ban công hiện có giá khá đa dạng tùy theo chất liệu bạt, loại bạt. Cụ thể, bạt che nắng tay quay giá luôn rẻ hơn bạt tự cuốn. Bạt dạng mái hiên lại có giá cao hơn bạt che ban công… Dưới đây mời quý vị và các bạn theo dõi bảng báo giá bạt che nắng của Vinadry như sau:
Loại bạt | Chất liệu vải bạt | Giá bán (vnđ/m2) |
Bạt che nắng ban công tự cuốn | Vải bạt Việt Nam, hoặc bạt nhập khẩu Đài Loan | 190.000đ |
Bạt tráng nhựa PVC nhập khẩu Hàn Quốc | 250.000đ | |
Bạt sợi thủy tinh chống nóng Hàn Quốc | 350.000đ | |
Mai hiên di động | Bạt nhập khẩu Hàn Quốc | 350.000đ |
Lưu ý, giá bán trên là giá trọn gói đã bao gồm công lắp đặt. Mỗi tấm bạt sẽ tính tối thiểu 4m2. Giá bán có thể thay đổi theo từng thời điểm
1. Các mẫu bạt che nắng 190k
1 số mẫu bạt che nắng ban công tự cuốn giá rẻ quý vị và các bạn có thể tham khảo:
2. Các mẫu bạt che nắng 250k
1 số mẫu bạt che nắng thông dụng khách hàng có thể tham khảo:
3. Mẫu bạt che nắng cao cấp 350k
1 số mẫu bạt che nắng cao cấp vải bạt sợi thủy tinh hoặc tráng nilong có lỗ thoáng như sau:
Quy trình lắp bạt che nắng ban công
Quy trình lắp bạt che nắng ban công bao gồm nhiều công đoạn. Tại Vinadry quy trình lắp đặt, thi công bạt che nắng sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Khảo sát, đo đạc
Vì ban công của mỗi gia đình lại có kích thước khác nhau nên Vinadry sẽ phải đến tận nơi khảo sát, đo đạc kích thước chuẩn. Điều này đảm bảo bạt che nắng mưa sẽ vừa vặn với kích thước, phát huy tối đa công dụng.
Bước 2: Làm bạt
Sau khi đã có kích thước chuẩn, khách đã chốt được mẫu bạt xưởng sẽ tiến hành làm bạt che nắng. Chỉ sau 1 – 2 ngày từ khi đo đạc bạt sẽ hoàn thiện.
Bước 3: Lắp đặt
Thợ kỹ thuật mang bạt và lắp đặt cho khách hàng. Thời gian lắp bạt dao động từ 30 phút – 1 tiếng đồng hồ.
Hướng dẫn sử dụng bạt che nắng mưa đúng cách
“Của bền tại người” mặc dù bạt che nắng mưa được sản xuất từ chất liệu tốt, bền bỉ nhưng các gia đình cũng cần sử dụng đúng cách để sản phẩm đạt đến độ bền tối ưu. 1 số lưu ý khi sử dụng bạt che nắng như sau:
- Khi kéo bạt xuống kéo từ từ, tránh kéo nhanh, mạnh làm ảnh hưởng đến độ bền của bạt
- Cố định dây đeo bạt chắc chắn để tránh làm tuột dây
Địa chỉ phân phối, lắp đặt bạt che nắng mưa giá rẻ, uy tín
Vinadry là đơn vị chuyên thi công lắp đặt bạt che nắng mưa Hòa Phát star. Với đội thợ kỹ thuật giỏi, chuyên nghiệp chúng tôi cam kết thi công, lắp bạt chuẩn kỹ thuật để sản phẩm đạt đến độ bền tối ưu nhất.
Bạt che nắng được sản xuất từ những chất liệu bền bỉ, khách hàng có đa dạng sự lựa chọn về mẫu mã cũng như chất liệu vải bạt phù hợp với túi tiền.
Chế độ bảo hành tận tâm lên đến 2 năm. Cụ thể bảo hành các loại bạt che nắng vải bạt Việt Nam 1 năm, bảo hành bạt che nắng nhập khẩu Hàn Quốc lên đến 2 năm.
Đặc biệt khách hàng đặt mua bạt che nắng tại Vinadry sẽ nhận được những ưu đãi siêu hấp dẫn như:
- Miễn phí 100% công khảo sát, đo đạc, lắp đặt bạt che nắng
- Giảm giá bạt che nắng ban công tự cuốn chỉ còn từ 190.000đ/m2
- Lắp giàn phơi thông minh Hòa Phát và lưới an toàn cùng bạt che nắng giá sale cực rẻ. Giàn phơi chỉ từ 590k/bộ, lưới an toàn chỉ từ 129k/m2.
Bạt che nắng mưa ban công là sản phẩm không thể thiếu đối với các gia đình Việt. Nếu bạn có nhu cầu lắp bạt che nắng hãy liên hệ ngay với Vinadry qua số hotline 097.253.25.25 (24/7) để được hỗ trợ tư vấn.