Lắp lưới an toàn ban công là sự lựa chọn tốt nhất cho các gia đình chung cư để có thể tận dụng được tối đa không gian. Dưới đây là những hình ảnh thực tế về việc lắp rào chắn ban công nhà chị Hà ở chung cư Golden West số 2 Lê Văn Thiêm. Cùng xem khoảng ban công nhà chị Hà đã thay đổi như thế nào sau khi lắp lưới an toàn ban công nhé.
CLIP LẮP LƯỚI AN TOÀN BAN CÔNG NHÀ CHỊ HÀ:
Mục đích lắp lưới an toàn ban công nhà chị Hà
Diện tích ban công nhà chị Hà khá thoáng rộng và hiện đại. Trên thực tế khoảng ban công nhà chị đã được lắp hệ thống cửa kính. Tuy nhiên ngặt nỗi phía trong hệ thống cửa kính đó không có hệ thống song. Trong khi đó nhà chị lại có trẻ nhỏ. Chính vì vậy hệ thống cửa kính nhà chị hầu như luôn phải đóng kính. Điều này làm việc phơi quần áo của nhà chị bị hạn chế đồng thời khiến khoảng không gian này không có được độ thoáng cần thiết.
Để thay đổi thực tế trên chị Hà chọn cách lắp lưới an toàn ban công. Nói cách khác mục đích lắp lưới an toàn ban công nhà chị Hà là để có thể tận dụng tốt hơn diện tích ban công.
Giờ đây nhờ sự có mặt của hệ thống lưới, chị Hà có thể thoải mái mở cửa ban công mà không lo đồ dùng, quần áo bị bay ra ngoài và đặc biệt có thể để bọn trẻ thỏa sức chơi đùa ở không gian này. Chia sẻ với VINADRY, chị Hà thậm chí đã lên cả một kế hoạch thiết kế khu vui chơi riêng cho bọn trẻ sau khi việc đặt lưới an toàn được lắp đặt xong vào dịp Tết Nguyên Đán sắp tới.
Loại lưới và cấu tạo lưới an toàn chị Hà chọn lắp
Loại lưới chị Hà chọn lắp là lưới an toàn cáp iox 3mm. Chị Hà chon lắp loại lưới này đơn giản vì đây là loại lưới có khả năng chịu tải và sức kéo lớn nhất hiện nay. Cụ thể khả năng chịu tải của loại lưới này đạt tới 90kg.
Ngoài khả năng chịu tải, chị Hà chọn lắp loại lưới này còn vì đảm bảo được tính thẩm mỹ cho không gian ban công nhà chị sau khi lắp đặt. Theo đó, với các sợi cáp inox sáng bóng hệ thống lưới gần như vô hình khi nhìn ở khoảng cách khoảng 15m. Nhờ đó, việc lắp đặt không làm ban công nhà chị bị tù túng.
Về cấu tạo chi tiết, loại lưới an toàn nhà chị Hà gồm 2 bộ chính là:
- Các sợi cáp
- Thanh nhôm
Một là các sợi cáp. Về cấu tạo thành phần, sợi cáp lại gồm có cáp inox ở trong và lớp nhựa bọc ngoài. Vì chị Hà chon lắp lưới an toàn cáp inox nên sợi cáp trong lẽ dĩ nhiên là inox còn lớp nhựa bọc ngoài là nhựa PE gốc không lão hóa trong suốt, trong, dai, bền, khó xe. Nhiệm vụ của lớp nhựa PE bọc ngoài là đảm bảo tính thẩm mỹ và đảm bảo bảo an toàn cho các bé mỗi khi sờ nắm hoặc kéo.
Hai là thanh nhôm. Các thanh nhôm được làm từ hợp kim nhôm cao cấp có nhiệm vụ cố định các sợi cáp ở hai đầu và tạo sự chắc chắn cho cả hệ thống cáp.
Lưới an toàn ban công nhà chị Hà được lắp đặt như thế nào?
Chiều cao lưới an toàn lắp đặt bằng với chiều cao của hệ thống cửa kính đã có. Với độ thợ lắp lưới an toàn chuyên nghiệp, có kinh nghiệm quy trình lắp lưới an toàn ban công nhà chị Hà được thực hiện bài bản, đúng kỹ thuật đảm bảo độ bền, khả năng chịu lực cho cho cả hệ thống lưới. Quy trình lắp lưới an toàn ban công nhà chị Hà gồm 3 bước cơ bản:
- Cố định 2 thanh nhôm ở hai đầu
- Căng cáp
- Lắp thanh ốp che cho các thanh nhôm sau khi căng xong cáp
Thời gian hoàn thành việc lắp lưới an toàn ban công cho nhà chị Hà khoảng 2h đồng hồ. Trong các bước lắp đặt việc căng cáp là bước tiến hành quan trọng nhất. Các thợ lắp đặt của chúng tôi đã tiến hành căng kết hợp để đảm bảo thời gian và sức bền cho lưới.
Chọn sử dụng dịch vụ lắp lưới an toàn ban công chuyên nghiệp của VINADRY gia đình chị Hà đặc biệt yên tâm, hài lòng về chất lượng dịch vụ, sản phẩm. Vì gia đình chị Hà chỉ lắp lưới an toàn ban công nên mức chi phí lắp lưới an toàn nhà chị là 180.000đ/1m2 (đã bao gồm cả chi phí vật tư và công lắp đặt).
Ngoài lắp lưới an toàn ban công VINDRY còn nhận lắp đặt lưới an toàn ban công chung cư, lưới an toàn cửa sổ, lưới an toàn cầu thang bộ, lưới an toàn cho trường mầm non…. Qúy khách hàng cần lắp lưới an toàn vui lòng gọi trực tiếp tới số hotline 097 253 2525 (24/7) để được hỗ trợ chi tiết.