Giá phơi quần áo là 1 món đồ gia dụng không thể thiếu trong gia đình Việt. Sản phẩm này hiện được bày bán rộng rãi tại các cửa hàng truyền thống và các trang thương mại điện tử với mẫu mã, giá thành đa dạng. Làm sao để có thể lựa chọn mẫu giá phơi tốt cho gia đình? Theo dõi review top 10 giá phơi quần áo bán chạy nhất 2022 trong nội dung dưới đây bạn sẽ có đáp án.
Giá phơi quần áo: Khái niệm, phân loại
Trước khi tham khảo review chi tiết từng mẫu giá phơi quần áo, bạn nên hiểu rõ sản phẩm này có công dụng gì, có những loại nào đang sử dụng phổ biến.
Khái niệm
Giá phơi quần áo là công cụ phơi đồ rất đỗi quen thuộc với các gia đình Việt. Sản phẩm thường được sản xuất từ inox, nhôm, gỗ hoặc sắt với thiết kế đơn giản, dễ sử dụng.
Cấu tạo chung của các loại giá phơi thường có 2 bộ phận:
- Phần chân giá đỡ chịu lực có thể đặt sàn hoặc được treo tường
- Các thanh phơi đồ có nhiệm vụ phơi quần áo, chăn chiếu…
Giá phơi quần áo có những loại nào?
Giá phơi quần áo trên thị trường có rất nhiều mẫu mã khác nhau. Vậy nhưng đa số chúng đều được xếp vào 4 nhóm sản phẩm chính như sau:
1. Giá phơi quần áo inox
Nhắc đến giá phơi quần áo người ta thường nghĩ ngay đến giá phơi inox. những sản phẩm này thường được sản xuất từ inox 201 hoặc 304. Chúng sở hữu thiết kế, mẫu mẫu đa dạng có thể là giá phơi 1 nhánh, giá phơi 2 nhánh hoặc giá phơi chữ A, giá phơi gấp gọn…
Thông thường các gia đình sẽ chuộng sử dụng giá phơi inox 304 hơn vì có độ bền vượt trội hơn. Lẽ dĩ nhiên các sản phẩm sản xuất từ inox 304 cũng sẽ có giá cao hơn chất liệu inox 201.
Những thương hiệu sản xuất giá phơi inox nổi tiếng nhất hiện nay có thể kể đến như: giá phơi quần áo inox Hòa Phát star, Xuân Hòa, Duy Lợi…
Nhược điểm của giá phơi inox là chất liệu cứng, khó gia công nên thiết kế thường khá đơn giản.
2. Giá phơi bằng sắt
Đây là loại giá phơi được sản xuất từ sắt với mẫu mã đa dạng, bắt mắt. Loại giá phơi này thường được sử dụng để phơi đồ trong nhà hoặc treo quần áo trưng bày trong các shop thời trang.
Giá phơi sắt có nhược điểm là chất liệu dễ bị rỉ sét nên không khuyến nghị sử dụng cho các sân phơi ngoài trời.
3. Giá phơi bằng gỗ
Có lẽ nhiều người không biết chất liệu gỗ hiện nay cũng được sử dụng để tạo nên những chiếc giá phơi cực kỳ xinh xắn. So với những chất liệu khác, gỗ thân thiện với môi trường hơn, sang trọng hơn. Vì vậy giá phơi quần áo bằng gỗ được ưa chuộng sử dụng để phơi đồ trong nhà kết hợp decor không gian.
Nhược điểm của giá phơi gỗ là không phơi được đồ ngoài trời. Những mẫu giá phơi gỗ cũng thường có thiết kế nhỏ nhắn nên khả năng phơi đồ không lớn.
4. Giá phơi quần áo nhôm
Giá phơi bằng nhôm thường khá ít mẫu mã. Chất liệu nhôm mềm dẻo, dễ gia công nhưng giá thành lại cao. Chất liệu này hiện chủ yếu được dùng để sản xuất giá phơi quần áo thông minh.
Review 10 giá phơi quần áo bán chạy nhất hiện nay
10 mẫu giá phơi quần áo này hiện đang đứng đầu danh sách các sản phẩm bán chạy tại các shop gia dụng online cũng như những trang thương mại điện tử.
1. Giá phơi Hòa Phát 68A nhôm dày
Đây là 1 loại giá phơi thông minh rất được ưa chuộng hiện nay. Sản phẩm có thiết kế đơn giản với 2 chân giá được cố định vào tường và 3 thanh phơi.
Ưu, nhược điểm của loại giá phơi này được khách hàng review như sau:
Ưu điểm
- Không sử dụng mặt nền nên khá tiết kiệm diện tích
- Chất liệu nhôm chịu lực siêu bền bỉ, dùng 5 – 10 năm không hỏng
- Thanh phơi dài 2m, được tạo sẵn lỗ phơi giúp các gia đình thoải mái phơi phóng quần áo, chăn, chiếu
- Khi không dùng có thể đẩy gọn các thanh vào tường để tiết kiệm diện tích
Nhược điểm
Khi kéo giãn hết cỡ 3 thanh sẽ có độ rộng khoảng 1m. Sản phẩm không thích hợp lắp ở chung cư nhỏ hẹp
Giá bán: 1.090.000đ
Giá bán này được đa số khách hàng reivew là khá rẻ so với những lợi ích nhận được. Sản phẩm vừa chắc chắn, bền bỉ lại dễ sử dụng.
2. Giá phơi quần áo Hòa Phát 68 nhôm mỏng
Giá phơi quần áo Hòa Phát 68B cũng có thiết kế gắn tường thông minh. Điểm khác biệt của sản phẩm so với mẫu 68A kể trên là độ dày các linh kiện mỏng hơn. Vì vậy khả năng phơi đồ của sản phẩm kém hơn nhưng đổi lại giá bán cũng thấp hơn.
Giá phơi có khả năng phơi đồ khoảng 50kg, 1 bộ có 3 thanh phơi 2m và có thể treo khoảng 60 chiếc quần áo
Giá bán siêu rẻ chỉ 790.000 đồng tại Vinadry
3. Giá phơi gắn tường Hòa Phát 68C
Thêm 1 đại diện của thương hiệu Hòa Phát star lọt top bán chạy. Giá phơi quần áo inox Hòa Phát 68C được sản xuất từ 100% inox 304 bền bỉ. Sản phẩm cũng sở hữu 3 thanh phơi dài 2m. Các thanh có thể kéo giãn khi phơi đồ hoặc thu gọn vào tường để tiết kiệm diện tích khi không dùng đến.
Giá phơi Hòa Phát 68C có khả năng chịu lực khoảng 70kg. Thanh phơi tròn, không có lỗ, người dùng có thể treo trực tiếp quần áo lên thanh và phơi chăn, chiếu.
Nhiều gia đình review rằng mẫu giá phơi này có độ bền rất cao. Tuy nhiên, khi phơi quần áo dễ bị xô. Vì vậy nếu muốn sử dụng giá phơi gắn tường nên chọn loại nhôm có lỗ sẽ dễ phơi hơn.
Giá bán: 1.090.000đ
4. Giá phơi inox 1 nhánh Duy Lợi
Giá phơi quần áo inox 1 nhánh Duy Lợi được sản xuất từ inox 304. Loại giá phơi này có chân giá cố định. Sản phẩm có 1 nhánh phơi với chiều dài từ 1m – 1,25m, khả năng phơi đồ chỉ đạt khoảng 10kg.
Loại giá phơi này phù hợp với những gia đình có nhu cầu phơi ít. Khả năng phơi đồ của sản phẩm chỉ đạt khoảng 10 – 15 chiếc quần áo.
Giá bán sản phẩm này dao động từ 330.000đ – 380.000đ
5. Giá phơi inox 2 nhánh Duy Lợi
Giá phơi quần áo inox 2 nhánh Duy Lợi cũng được nhiều gia đình tìm mua. Sản phẩm có chân giá cố định, không có bánh xe di chuyển được đặt sàn. 1 giá phơi có 2 thanh phơi đồ. Chiều dài mỗi của mỗi nhánh từ 1m – 1,25m. Khả năng phơi đồ của giá đạt khoảng 20kg. Số lượng quần áo có thể phơi khoảng 15 – 20 chiếc.
Mẫu giá phơi này có ưu điểm đặc biệt là có thể gấp gọn 2 nhánh vào nhau khi không sử dụng.
Giá bán: 598.000đ – 698.000đ tùy chiều dài thanh
6. Giá phơi quần áo inox chữ A
Giá phơi quần áo inox chữ A khá nổi tiếng trên thị trường. Sản phẩm lấy cảm hứng thiết kế từ các mẫu giá phơi Hàn Quốc có tính năng gấp gọn.
Loại giá phơi này có 2 nhánh phơi. Mỗi nhánh được tạo thành từ nhiều thanh phơi ngắn, nhỏ. Sản phẩm phù hợp phơi đồ kích thước nhỏ, chăn mỏng, khăn tắm.
Loại giá phơi này khá chiếm diện tích khi sử dụng. Vì vậy các gia đình có không gian phơi nhỏ hẹp nên cân nhắc trước khi sử dụng.
Giá bán sản phẩm dao động từ 500.000đ – 1 triệu đồng tùy kích thước
7. Giá phơi gỗ gấp gọn chữ A
Mẫu giá phơi bằng gỗ này có thiết kế hình chữ A đơn giản. Sản phẩm có nhiều thanh phơi để phơi đồ. Tuy nhiên những thanh phơi này có khoảng cách khá sát nhau. Vì vậy các gia đình chỉ nên sử dụng giá phơi để phơi những món đồ nhỏ gọn như quần áo trẻ em, khăn tắm…
Ưu điểm của mẫu giá phơi này là có khả năng gấp gọn. Cụ thể 2 nhánh của giá được liên kết với nhau bằng 1 chốt sắt nhỏ. Khi không sử dụng người dùng có thể nhấc chốt này lên và gấp gọn 2 thanh vào nhau để tiết kiệm diện tích.
Giá bán dao động 300.000đ – 700.000đ tùy chất liệu gỗ được sử dụng
8. Giá phơi gỗ gấp gọn chữ X
Mẫu giá phơi quần áo chữ X bằng gỗ ghi điểm với thiết kế tuyệt đẹp. Sản phẩm có thiết kế độc đáo với những thanh phơi nhỏ được tạo hình như những phím đàn.
Sản phẩm tuy có thiết kế đẹp nhưng khả năng phơi đồ lại khá khiêm tốn. Bạn chỉ có thể treo 1 vài chiếc quần áo, khăn trên giá phơi mà thôi.
Giá bán: 250.000đ – 500.000đ
9. Giá phơi sắt gấp gọn
Cũng là 1 mẫu giá phơi có khả năng gấp gọn được ưa chuộng. Mẫu giá phơi này được sản xuất từ thép sơn tĩnh điện, với trọng lượng khoảng 3kg.
Giá phơi có kích thước khá nhỏ gọn với chiều cao là 1,38m, chiều dài 63cm, chiều rộng 56cm. Sản phẩm có nhiều thanh phơi nhỏ để phơi khăn, quần áo trẻ em. Khi không sử dụng có thể gấp để cất đi siêu tiện lợi.
Giá bán khoảng 300.000đ – 400.000đ
10. Giá phơi 4 tầng
Mẫu giá phơi này có thiết kế 4 tầng với nhiều thanh phơi nhỏ, tăng khả năng phơi phóng cho các gia đình. Sản phẩm rất phù hợp để sử dụng phơi các món đồ nhỏ như quần áo trẻ em, tất, vớ, giày…
Kích thước của chiếc giá phơi này là cao 1,7m, dài 76cm và rộng 50cm, không chiếm quá nhiều diện tích mặt nền. Giá phơi có thiết kế bánh xe dễ dàng di chuyển.
Ưu điểm của mẫu giá phơi này là có thể gấp gọn các tầng để tiết kiệm diện tích khi không sử dụng. Hoặc khi cần phơi đồ người lớn người dùng có thể gấp gọn các tầng bên dưới để phơi đồ ở tầng bên trên.
Giá bán 700.000đ – 900.000đ
Có nên sử dụng giá phơi quần áo hay không?
Trên thị trường hiện nay ngoài giá phơi quần áo còn có rất nhiều công cụ phơi phóng khác điển hình như cây phơi đồ, giàn phơi thông minh… Vậy giá phơi có phải là sự lựa chọn đúng đắn nhất? Để giúp bạn giải đáp được thắc mắc này, chúng tôi sẽ chỉ ra những ưu, nhược điểm của sản phẩm
Ưu điểm
Giá phơi quần áo có những ưu điểm có thể liệt kê như sau
- Giá thành đa dạng, có nhiều phân khúc cho khách hàng lựa chọn
1 bộ giá phơi quần áo thường có giá dao động từ hơn 200.000đ – hơn 1 triệu đồng tùy mẫu. Mức giá này được cho là khá phù hợp với túi tiền của gia đình Việt. Đó là 1 trong những lý do khiến giá phơi trở thành công cụ phơi đồ được sử dụng phổ biến nhất ở Việt Nam.
- Dễ dàng sử dụng
Đa số giá phơi đều có thiết kế rất đơn giản, dễ sử dụng. Thiết kế có sẵn người dùng chỉ cần treo, phơi quần áo vào các thanh có sẵn.
Ngoài ra, giá phơi là sản phẩm phơi đồ truyền thống đã in sâu vào tâm thức của người Việt. Nhiều gia đình quan niệm rằng, cứ mua công cụ phơi đồ là phải chọn giá phơi quần áo.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm được nêu bên trên, giá phơi cũng có những nhược điểm mà các gia đình cần cân nhắc
- Thiết kế không gọn gàng, chiếm diện tích
Đa số các loại giá phơi đều rất cồng kềnh, chiếm diện tích. Các loại giá phơi đặt sàn thì chiếm mặt nền, giá phơi gắn tường khi kéo giãn có độ rộng khoảng 1m. Vì vậy, dòng sản phẩm này không phù hợp với những không gian chật hẹp như ban công, logia chung cư.
Thay vào đó bạn có thể tham khảo 10+ mẫu giàn phơi quần áo thông minh thích hợp với không gian nhỏ hẹp.
- Khả năng phơi đồ không lớn
Ngoài giá phơi gắn tường Hòa Phát thì tất cả những mẫu giá phơi còn lại đều có khả năng phơi đồ rất khiêm tốn. Cụ thể, những sản phẩm này chỉ chịu lực được 10 – 20kg. Số quần áo treo được trên giá cũng khá ít ỏi khoảng 15 – 20 chiếc tùy mẫu.
Qua nội dung bài viết quý vị và các bạn đã được chiêm ngưỡng những mẫu giá phơi quần áo được ưa chuộng nhất hiện nay. Ngoài ra bạn cũng đã biết được những ưu, nhược điểm của sản phẩm này trước khi quyết định có chọn mua hay không để tránh lãng phí tiền bạc.